Sự thật là, Google đang phát triển một hệ điều hành nguồn mở mới, có tên là Fuchsia. Lần đầu tiên, công ty đăng mã Fuchsia vào GitHub là tháng 8 năm 2016.
Không giống như các hệ điều hành khác của Google (Chrome OS và Android), Fuchsia không dựa trên Linux, mà dựa trên một nhân gọi là Zircon. (Zircon thường được gọi là "Magenta"). Zircon ban đầu được dự định để làm một "hệ điều hành thời gian thực", có nghĩa là một hệ điều hành hệ thống nhúng. Tuy nhiên, mã này cũng cho thấy rằng về lý thuyết, Fuchsia có thể chạy trên bất kỳ thiết bị nào, bao gồm thiết bị Internet, đèn giao thông, máy ATM, smartwatches, điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn - các thiết bị sử dụng bộ vi xử lý ARM, MIPS và Intel x86.
Fuchsia đã mua lại giao diện người dùng vào tháng 5. Màn hình ban đầu trông giống như một giao diện người dùng điện thoại thông minh. Fuchsia cũng nhận được sự hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Swift của Apple trong tháng 11, ngoài một số ngôn ngữ đã được hỗ trợ.
Bộ công cụ phát triển SDK được sử dụng để xây dựng các ứng dụng và giao diện người dùng trên Fuchsia là Flutter, tức là SDK của Google để xây dựng hệ điều hành Chrome và ứng dụng Android.
Một nhà phát triển đã viết trên GitHub rằng Fuchsia "không phải là đồ chơi, nó không phải là một dự án 20%” (Một dự án 20%" ám chỉ một chính sách của Google, khuyến khích các nhà phát triển dành 20% thời gian khám phá những đổi mới hoặc các sản phẩm có thể có.)
Đó là những gì chúng ta biết về Fuchsia. Và chúng ta cũng biết một vài điều về Google. Chẳng hạn như Google muốn Chrome OS và Android phối hợp với nhau tốt hơn. Cách đây ba năm rưỡi, Google đã công bố hỗ trợ các ứng dụng Android chạy trên thiết bị Chrome OS.
Google cũng đã tung ra một sáng kiến độc lập, gọi là Andromeda, với dự định sẽ đưa các ứng dụng Chrome OS chạy trên Android, đồng thời đưa Android chạy trên các thiết bị Chromebook. Nhiều thông tin cho thấy dự án Andromeda đã bị hủy bỏ vào mùa hè năm ngoái.
VPCP cũng cho biết, về xây dựng Chính phủ điện tử, trong năm nay, đã có 26/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản tới VPCP, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, VPCP đã hoàn thiện liên thông gửi nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số chuyên dùng với UBND 14 tỉnh, thành phố gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và 2 bộ: Y tế, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện liên thông với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và với 10 UBND tỉnh, thành phố Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Sóc Trăng. Ngoài ra, VPCP đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương còn lại để sớm hoàn thiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản.
Bên cạnh đó, VPCP đang triển khai tích hợp thông tin kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (theo Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định 42 ngày 27/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ) lên hệ thống kết nối liên thông cập nhật tình hình, theo dõi kết quả một cách tự động và trực tuyến.
Nhiệm vụ xây dựng Đề án thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia từ nguồn kinh phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cũng đang được VPCP triển khai. Thời điểm hiện tại, hệ thống thử nghiệm Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp một số dịch vụ công mức độ 3, 4 từ một số bộ, ngành, địa phương.
" alt=""/>28 bộ, ngành, địa phương hoàn thiện liên thông văn bản điện tử dùng chữ ký số với VPCPTheo website của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đưa tin, Hội thảo về Diễn đàn giáo dục năm 2017 có sự tham gia của các giảng viên, sinh viên, các nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp, chuyên gia đến từ Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan. Việt Nam có Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM tham dự.
Về phía Nhật Bản có các trường Đại học: Osaka Electro Communication University, Hokkaido University of Education, Gifu Shotoku Gakuen University, Osaka Prefecture University College of Technology, Aichi University of Education, Iwate Ichinoseki High School of Technology, Ritsumeikan University; cùng với các doanh nghiệp Hohsen Corp, Mobara Sangyo, COM Institute, Hitachi Systems. Trong khi đó phía Thái Lan có Viện Công nghệ Thai-Nichi Insititute of Technology.
Hội thảo thu hút được hơn 70 người đăng ký tham dự trong đó có 29 giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia và sinh viên nước ngoài. Diễn đàn Giáo dục năm 2017 có 36 bài báo khoa học được đăng vào kỷ yếu Hội nghị và 30 đề tài được báo cáo trong các phiên với các chủ đề khoa học khác nhau. Đây đều là những chủ đề khoa học có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của ngành Điện, Điện tử, CNTT và cũng là nền tảng chính của công nghiệp 4.0.
" alt=""/>Giới trẻ Đà Nẵng tích cực mở diễn đàn về cách mạng công nghiệp 4.0